Trước đây người dân chúng ta thường quen với các mô hình nuôi cá trong các ao hồ tự nhiên. Việc nuôi cá trong ao hồ tự nhiên đang dần cho thấy nhiều hạn chế khi yêu cầu về năng suất và chất lượng sản phẩm ngày một cao hơn. Vì thế mô hình nuôi cá trong bể bạt ngày càng được nhiều người áp dụng đẻ nâng cao hiệu quả cho người chăn nuôi. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin giới thiệu về mô hình nuôi cá chình và cá chạch lấu trong bể bạt tại Đồng Nai. Hy vọng Sẽ giúp ai quan tâm có thể tìm hiểu và áp dụng để nâng cao thu nhập cải thiện thời sống cho gia đình.
Đến với nghề nuôi cá chình và cá chạch lấu trong bể bạt tại Đồng Nai như là “duyên số”:
Ông Ngô Thìn trú tại khu phố 5 thị trán Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai vốn là kỹ sư xây dựng. Nghề xây dựng dường như chẳng liên quan gì đến việc nuôi cá. Mặc dù là kỹ sư xây dựng nhưng ông Ngô Thìn lại có niềm đam mê với nghề nông đặc biệt là sản xuất nông sản sạch. hiện nay ông Ngô Thìn là người tiên phong tại huyện Trảng Bom nuôi 2 loại cá đặc sản là cá chình và cá chạch lấu trong bể bạt.
Sau khi tìm hiểu các mô hình nuôi cá trên mạng ông quyết định theo hướng nuôi cá trong bể bạt. Nuôi cá trong bể lót bạt có thể tận dụng được diện tích đất dư thừa trong vườn nhà để đặt các bể nuôi có kích thước phù hợp. Kết hợp giữa tìm hiểu qua mạng cũng như học hỏi từ các mô hình nuôi thực tế ông Ngô Thìn đã cho ra đời mô hình nuôi cá chình và cá chạc lấu trong bể bạt tại Đồng Nai.

Trên thị trường có nhiều loại bạt làm hồ nuôi cá. Trong đó loại bạt lót hồ cá bằng HDPE là được ưa chuộng hơn cả. Đay là loại bạt có nhiều độ dày khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu. Ngoài ra việc thi công loại bạt này cũng dễ dàng nhờ máy hàn và tay nghề của người thợ. Khi sử dụng bạt HDPE làm hồ nuôi cá có thể làm theo hình tròn, hình chữ nhật, hình ovan đều được. Hiện nay công ty Phú Sơn chúng tôi đang cung cấp các loại bạt lót hồ cá, bể bạt HDPE kích thước theo yêu cầu. Ai quan tâm có thể liên hệ tư vấn qua hotline/zalo: 0986126825 để được hỗ trợ.
Là kỹ sư xây dựng nên ông đã tìm kiếm được nguồn sắt phế liệu từ việc xây dựng nhà xưởng để dụng khung và làm thành 10 bể nuôi lót bạt. Ông Ngô Thìn đã sử dụng khung sắt làm các hồ tròn với đường kính từ 3-6m, cao từ 1-2m. Ông đã sử dụng loại màng chống thấm HDPE chất lượng cao để lót bên trong. Với khung sắt chắc chắn và bạt đủ độ dày thì bể cá trên cạn hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu nuôi cá trong thời gian dài. Đầu tư 1 lần nhưng bể cá như vậy sẽ có độ bền hàng chục năm.
Để đảm bảo nguồn nước phục vụ nuôi cá chình và cá chạch lấu trong bể bạt tại Đồng Nai ông Ngô Thìn đã đầu tư hệ thống lọc đạt chuẩn. Không sử dụng trực tiếp nguồn nước tự nhiên để cấp cho bể nuôi mà phải được xử lý. Làm như vậy sẽ giúp hạn chế dịch bệnh, tạo môi trường nuôi sạch sẽ cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.

Là “lính mới” trong lĩnh vực nuôi cá nên ban đầu ông Thìn cũng không tránh khỏi nhưng va vấp và thất bại. Khi công trình “khởi nghiệp” của ông mới đi vào hoạt động được vài ngày thì dịch Covid 19 bùn phát mạnh ở Đồng Nai và nhiều địa phương khác trên cả nước. Trong 1 lần bị cắt điện do không có kinh nghiệm nên hơn 2/3 số cá giống trong bể nuôi của ông đã chết vì thiếu oxy. Không nản chí kỹ sư Ngô Thìn tiếp tục đầu tư mua thêm cá giống bổ sung vào lượng hao hụt và đầu tư nguồn điện dự phòng. Hiện tại trong các bể nuôi của công Thìn có khoảng 1500 con cá chình và 1000 con cá chạch lấu.
Qua quá trình nuôi, ông Thìn cho rằng nuôi cá chình, cá chạch lấu trong bể nổi có rất nhiều ưu điểm. Người nuôi có thể chủ động được môi trường nước, lượng thức ăn cho cá và quan trọng là quản lý dịch bệnh tốt hơn.. Theo ông Thìn, môi trường nước phải sạch, đây là yếu tố quan trọng nhất. Nước trong các bể nuôi phải liên tục được sục khí và chảy tuần hoàn qua hệ thống lọc. Thức ăn thừa, cặn bã cũng phải thường xuyên được hút sạch để tránh gây bệnh cho cá.
Xem Thêm: Đại lý bạt nhựa HDPE lót ao hồ tại Đồng Nai
Nguồn nước thải từ mô hình nuôi cá chình và cá chạch lấu tại Đồng Nai được ông Thìn tận dùng để trồng rau. Nguồn nước thải này được ông đưa vào 4 bể chứa để trồng các loại rau thủy canh. Việc trồng rau thủy canh giúp làm sạch nguồn nước trước khi thải ra môi trường và không phải dùng đến phan hóa học cho rau.
Mô hình nuôi cá chình và cá chạch lấu trong bể bạt tại Đồng Nai của ông Ngô thìn là một mô hình mới. Bước dầu đánh giá đã cho thấy tính hiệu quả cao cho người nuôi. Tuy nhiên đây cũng là mô hình đòi hỏi vốn đầu tư cũng như kỹ thuật nuôi khá khó. Vì thế người dân cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng vào thực tế.
Tags: màng HDPE tại Đồng Nai