Tuyến cao tốc Mai Sơn – QL 45 là một bộ phận nằm trong dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam tuyến phái Đông. Tuyến cao tốc này kết nối Ninh Bình với tỉnh Thanh Hóa. Tuyến cao tốc này đã dược hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần giảm thời gian di chuyển từ phía Nam ra Hà Nội. Tuy đã được đưa vào sử dụng song tại đường gom trên địa bàn phường Tân Bình (Tam Điệp) vẫn có nguy cơ sạt lở núi trên đường gom dẫn vào cao tốc. Nguyên nhân tại khu vực này không có taluy và rào chắn ngăn đá rơi.
Hình ảnh tại khu vực trên cho thấy con đường gom chạy song song với cao tốc đia giữa hai bên là núi cao dựng đứng. Trên các ngọn núi cao này xuất hiện đầy các vết nứt, lõm sâu, các tảng đá hộc lớn chênh vênh có thể rơi xuống bất cứ lúc nào
Xem Thêm: Xử lý nền đất yếu đường cao tốc bằng vải địa kỹ thuật
Hiện nay đứng phía dưới nhìn lên có thể thấy rất nhiều tảng đá lớn đứng chênh vênh được hình thành sau khi nhà thầu thực hiện thi công xẻ núi làm đường. Tuy vậy sau khi kết thúc công tác thi công nhà thầu đã chưa thực hiện các giải pháp bảo vệ an toàn cho tuyến đường phái dưới. Hàng rào lưới thép, các biện pháp gia cố mái taluy, kết hợp xây dựng hàng rào hứng đá rơi chưa được xây dựng. Tại vị trí này không biết lúc nào những tảng đá từ phía trên sẽ rơi xuống.
Một người dân sống trên địa bàn phường Tân Bình – Thành phố Tam Điệp cho biết: “Trong quá trình nổ mìn phá đá, bạt 1 bên sườn núi, dù đơn vị thi công đã gỡ bỏ những tảng đá mất an toàn trên cao nhưng có nhiều tảng đá vẫn nằm chênh vênh nứt toác khắp nơi, nguy cơ sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt là những lúc có mưa lớn nhiều ngày, nước ngấm vào những mạch nứt mới, nguy cơ sạt lở rất lớn”
Ngoài nguy cơ sạt lở đất đá từ trên núi xuống thì tuyến đường gom này cũng thường xuyên bị ngập. Những vấn đề này tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho người và phương tiện mỗi khi di chuyển qua tuyến đường này.
Một tài xé xe tải thường xuyên di chuyển trên tuyến đường này cho biết: mỗi ngày anh phải di chuyển qua tuyến đường này 3 – 4 lần. Mỗi lần phải đi qua anh đều cố gắng đi thật nhanh vì những tảng đá lớn ở độ cao hàng chục mét sẵn sàng lăn xuống bất cứ lúc nào. Chỉ đứng dưới nhìn lên anh cũng đã cảm thấy rùng mình.
Lái xe này mong muốn: “Chúng tôi rất mong các cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp khẩn cấp khắc phục tình trạng trên để đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện khi tham gia giao thông trên tuyến đường này”
Để đảm bảo an toàn giao thông ngăn ngừa nguy cơ sạt lở đất đá xuống người và phương tiện lưu thông phái dưới cần sớm triển khai các giải pháp phù hợp. Gia cố mái taluy, xây dựng hàng rào thép, hệ thống hàng rào mềm hứng đá…cần được nghiên cứu và áp dụng cho phù hợp.