Những năm gần đây các dự án đường cao tốc được phát triển rộng khắp trên cả nước. Nhiều tuyến cao tốc quan trọng đã được đưa vào sử dụng mang đến lợi ích thiết thực cho người dân các địa phương. Với mong muốn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu thông xe toàn bộ cao tốc Bắc – Nam trong thời gian tới thì các dự án đang được đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên tình trạng thiếu đất đắp nền các dự án cao tốc đã và đang diễn ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện các dự án.

Đường bộ cao tốc là một công trình giao thông hiện đại với yêu cầu cao về kỹ thuật và chất lượng thi công. Do được thiết kế đẻ phương tiện di chuyển với tốc độ cao nên đòi hỏi rất nhiều yếu tố kỹ thuật trong quá trình thi công. Mặt khác dịa hình địa chất tại nước ta khá phức tạp, nền đất yếu tại các dự án cao tốc là khá phổ biến. Chính vì vậy cần phải có biện pháp để xử lý nền đất yếu nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho các công trình đường cao tốc. Phương pháp Xử lý nền đất yếu đường cao tốc bằng vải địa kỹ thuật được sử dụng phổ biến và cho hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại nước ta.

Các nhà thầu gặp khó do thiếu đất đắp nền các dự án cao tốc tại Bình thuận và Đồng Nai
Các nhà thầu gặp khó do thiếu đất đắp nền các dự án cao tốc tại Bình thuận và Đồng Nai

Để xử lý nền đất yếu đường cao tốc bằng vải địa thì phải sử dụng một lượng lớn vật liệu đào đắp để thay thế lớp đất cũ. Lượng vật liệu đào đắp được sử dụng tốt nhất trong giải pháp này chính là đất và cát. Nhu cầu lớn về lượng đất đắp nền đường cao tốc đã gây nên sự thiếu hụt nguồn cung cho nhiều dự án cao tốc đặc biệt tại khu vực phía Nam. Đối với các dự án tại khu vực phía nam nhu cầu về lượng vật liệu đắp nền cao tốc còn lớn hơn khi có nhiều dự án, nền đất yếu, nguồn cát khan hiếm….

Giám đốc điều hành cao tốc Phan thiết – Dầu Giây cho biết từ ngày 29/03 thì các nhà thầu đã được sử dụng tận thu lại nguồn vật liệu đào đắp tại các vị trí hạ cốt nền để tiếp sử dụng cho các đoạn thuộc cao tốc này. Với sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh Đồng Nai hiện tại các nhà thầu đã có đủ nguồn vật liệu đất đắp nền để hoàn thiện những đoạn cuối cùng của tuyến cao tốc này.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trên cơ sở đề xuất của Thanh tra Chính phủ đã dề nghị với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đẻ tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu đắp nền cho các nhà thầu cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Trên cơ sở đó lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các sở ban ngành phối hợp với Ban quản lý dự án Thăng Long cùng với các nhà thầu xác định lại nhu cầu vật liệu đắp nền cao tốc,trữ lượng còn lại tại các vị trí đã được khai thác, thời gian còn lại của dự án để tiếp tục triển khai.

Theo ông Thái dự án cao tốc Phan thiết – Dầu Giây đang thiếu khoảng 200.000m3 đất đắp nền cho các dự án đường gom, các nút giao thông và một số hạng mục khác….Theo đánh giá của ông Thái việc cho khai thác lại các vị trí hạ cốt đất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai là rất kịp thời. Ông Thái cũng nhấn mạnh các nhà thầu sẽ trở lại thi công cả ngày lẫn đêm để bắt kịp với tiến độ đề ra.

Báo giá vải địa kỹ thuật dệt và không dệt

Thiếu đất đắp nền đang làm chậm tiến độ các dự án cao tốc
Thiếu đất đắp nền đang làm chậm tiến độ các dự án cao tốc

Tại đoạn cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết lại đang gặp nhiều vướng mắc khó khăn hơn. Các nhà thầu hiện nay đang rất lo lắng khi thời điểm hoàn thành cao tốc đã sắp đến trong khi thủ tục xin cấp phép cho các mỏ đất sản lấp nền đường cao tốc theo cơ chế đặc thù vẫn chưa được thông qua. Hiện tại các nhà thầu đang tìm cách xoay sở các nguồn vật liệu thay thế, thậm chí chấp nhận mua với giá cao song vẫn chưa khả thi.

Theo các đơn vị đang thi công trên 2 tuyến cao tốc là Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan thiết – Dầu Giây thì nguồn vạt liệu qua Bình Thuận và Đồng Nai là không thiếu song do cơ chế chưa thông nên vẫn đang gây khó khăn cho tiến độ của dự án. Theo các nhà thầu tiến độ dự án bị chậm lại do thủ tục xin cấp phép khai thác đất quá nhiều bước, mất quá nhiều thời gian để có thể hoàn thiện thủ tục.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng thì trước đây địa phương cũng đã cho vận dụng cơ chế đặc biết để hạ cốt đất nông nghiệp để phục vụ san lấp nền tuyến cao tốc Phan thiết – Dầu giây. Tỉnh Đồng Nai đã cho phép thực hiện 4 dự án cải tạo đất nong nghiệp kết hợp với thu hồi vật liệu san lấp chỉ để phục vụ các dự án thành phần trong tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây những vẫn lo bị “tuýt còi” vì vướng mắc về quy hoạch và pháp lý.

Theo chỉ đạo, tỉnh sẽ thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn tối đa thời gian thẩm định hồ sơ nhằm hoàn thành dự án theo đúng tiến độ. Quá trình làm dự án đảm bảo thu đầy đủ các khoản thu vào ngân sách về thuế, phí trong hoạt động khoáng sản, đảm bảo lợi ích giữa doanh nghiệp, người dân và Nhà nước.

Đối với tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết thì ông Phan Văn Đăng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết: tỉnh đã được Chính phủ đồng ý cho cấp phép khai thác lại các mỏ đất đắp nền cao tốc theo cơ chế đặc thù, tạo điều kiện để các nhà thầu có thể thực hiện đúng tiến độ công trình. “Cấp lại là cấp mới hay gia hạn? Nếu là cấp mới thì thủ tục nhanh nhất cũng mất 6 tháng mới xong”, ông Đăng đặt vấn đề. Chính thủ tục này khiến tỉnh Bình Thuận lúng túng, còn nhà thầu thì nóng lòng chờ nguồn đất đắp.

Tạo cơ chế giải quyết nhanh tình trạng thiếu đất đắp nền các dự án cao tốc
Tạo cơ chế giải quyết nhanh tình trạng thiếu đất đắp nền các dự án cao tốc

Viện trưởng Viện kinh tế tài nguyên và môi trường Tiến sĩ Phạm Viết Thuận cho biết nếu so với các địa phương khác thì Bình Thuận không thiếu nguồn đất san lấp các dự án cao tốc. Vẫn đề ở đây là do những vướng mắc về thủ tục cấp phép cũng như các vấn đề liên quan đến pháp lý về quy hoạch.

Để đảm bảo nguồn đất cát phục vụ cho các dự án cao tốc trọng điểm thì rất cần chủ trưởng đường lối từ trung ương. Trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường phải là nơi trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về thủ tục pháp lý cấp phép cho các mỏ đất cát của các địa phương. Cụ thể như trình tự cấp phép và báo cáo khối lượng đích danh sử dụng cho từng công trình dự án. Trên cơ sở đó giao quyền cho cơ quan cấp tỉnh quyết định cấp phép và quản lý khai thác theo quy định, đồng thời giảm thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho tuyến cao tốc hoàn thành sớm tiến độ theo như kỳ vọng.

Vấn đề thiếu đất đắp nền các dự án cao tốc cần sự chung tay phối hợp giải quyết của tất cả cấp ngành từ trung ương đến địa phương. Chỉ có như vậy các dự án đường bộ cao tốc mới có thể hoàn thành đúng tiến độ đảm bảo chất lượng đi vào sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Tags: