Với tổng đàn lợn lên tới hàng trăm triệu ôn mỗi năm thì lượng chất thải hữu cơ sinh ra từ hoạt động chăn nuôi này là rất lớn. Chất thải hữu cơ trong chăn nuôi lợn gồm: phân , chất độn chuồng, nước tiểu, nước rửa chuồng, thức ăn dư thừa… Những chất này có khả năng phân hủy ngay trong điều kiện bình thường gây ra mùi chuồng trại, mùi hôi thối. Ngoài ra nước thải có thể gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm, nước mặt nếu nước thải không được xử lý đúng cách.
Chất thải chăn nuôi ngoài nguy hại đến môi trường như trên thì nếu xử lý đúng phương pháp đây cũng là nguồn lợi đáng kể cho người chăn nuôi. Chất thải chăn nuôi có thể biến thành phân hữu cơ, thành năng lượng sinh học thân thiện với môi trường nếu nó được xử lý đúng cách. Hiện nay có 3 phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn phổ biến được nhiều trang trại áp dụng cho hiệu quả cao:
Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học:
Mục đích của phương pháp xử lý này là giảm thiểu những ảnh hưởng tới môi trường ngay trong quá trình chăn nuôi. Muốn làm được việc này cần sử dụng ché phẩm sinh học phù hợp tác dộng làm giảm quá mùi của chất thải chăn nuôi ngay trong quá trình nuôi nhốt. Lượng chất thải ít gây ô nhiễm, đễ dàng được thu gom để xử lý tiếp.
Để làm được điều đó phương pháp thứ nhất là người ta sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo dược trộn vào thức ăn nước uống của đàn lợn nuôi. Chế phẩm sinh học này gồm các loại khuẩn có lợi cho sự tieu hóa của lợn đồng thời làm giảm mùi hôi trong phân và nước tiểu của vật nuôi.
Cách thứ 2 là sử dụng chất độn chuồng sinh học (đệm sinh học). Cách này thf chủ yếu đã áp dụng cho chăn nuôi gia cầm từ khá lâu. Hiện nay cũng đã có một số trang trại áp dụng phương pháp này cho đối tượng nuôi là lợn. Đệm sinh học bao gồm các phế phẩm từ quá trình chế biến lâm sản như mùn cưa, phoi bào,…hay phụ phẩm trong quá trình chế biến lúa gạo như trấu, rơm rạ…. Khi xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp này thì không càn rửa chuồng trại. Phun một số loại chế phẩm sinh học vào ngay lớp đệm chuồng và các loại chế phẩm này sẽ phân hủy chất thải hữu cơ của lợn tránh gây mùi chuồng trại. Sản phẩm sau một thời gian có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ.
Xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp biogas (khí sinh học);
Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas khí sinh học là rất phổ biến. Đây có thể được xem là phương án đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nguyên lý hoạt động là chất thải hữu cơ trong quá trình chăn nuôi được thu gom vào hầm xử lý trong điều kiện yếm khí. Các vi sinh vật yếm khí sẽ giúp phân hủy chất thải hữu cơ thành khí gas đun nấu và phân bón hữu hữu cơ.
Ưu điểm của công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm khí sinh học biogas là có thể áp dụng ở mọi quy mô chăn nuôi. Với các trang trại chăn nuôi nhỏ có thể áp dụng mô hình xây bằng gạch, cát, xi măng…hoặc bằng vật liệu composite. Với các trang trại quy mô vừa và lớn thì HẦM BIOGAS PHỦ BẠT HDPE là lựa chọn hàng đầu.
Hầm biogas sử dụng MÀNG CHỐNG THẤM HDPE là giải pháp được rất nhiều trang trại quy mô lớn sử dụng. Thi công dễ dàng, quy mô từ vừa đến rất lớn, chi phí hợp lý, thời gian thi công nhanh, chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp…là những lợi thế khiến mô hình biogas này ngày một phát triển. Để được tư vấn và thi công hầm biogas phủ bạt HDPE hãy liên hệ với công ty Phú Sơn qua hotline/zalo 0986126825.
Hạn chế khi xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp biogas là việc xử lý chưa triệt để 100%. Thông thường quá trình xử lý cũng chỉ phân hủy được 75-80% chất hữu cơ. Để phân hủy triệt để đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường thì cần phối hợp với các phương thức khác nữa.
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm MicrobeLift IND và MicrobeLift OC:
Chế phẩm sinh học MICROBE-LIFT IND là quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng có hoạt tính cao. Được thiết kế chuyên biệt cho tất cả hệ thống xử lý nước thải. MICROBE-LIFT IND giúp kiểm soát chỉ tiêu BOD, COD. Giúp nước thải chăn nuôi heo đạt chuẩn xả thải trước khi thải ra môi trường.
Chế phẩm sinh học MICROBE-LIFT OC được thiết kế đặc biệt để kiểm soát phản ứng tạo khí có mùi. Các hợp chất phản ứng này đóng vai trò như các tấm màng đa phân tử cô lập. Gắn kết cố định phản ứng tạo mùi gây ra bởi các phản ứng sinh học. Do đó ngăn cản mùi thoát ra. Chính vì thế sản phẩm này giúp kiểm soát mùi hôi phát sinh từ chuồng trại, phân heo một cách hiệu quả.
Trên đây chúng tôi vừa tổng hợp 3 phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn phổ biến nhất. Việc xử lý chất thải chăn nuôi đạt được hiệu quả cao nhất khi phối hợp dược các phương pháp cho phù hợp với điều kiện thực tế của người chăn nuôi. Hi vọng sau khi xem xong bài viết này mọi người quan tâm có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất cho trang trại của mình.