Không giống như chăn nuôi gia cầm quá trình chăn nuôi gia súc ngoài chất thải hữu cơ rắn còn có chất thải dạng lỏng. Xử lý chất thải hữu cơ chăn nuôi gia súc là biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cho hoạt động sản xuất chăn nuôi. Trong bài viết này chúng tôi xin trình bày các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc phổ biến nhất.

Báo giá màng chống thấm HDPE làm hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi

Vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi gia súc:

Chăn nuôi gia súc là hoạt động kinh tế giúp giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Cùng với đó sản phẩm từ quá trình chăn nuôi gia súc đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sử dụng hàng ngày cho người dân. Nhiều sản phẩm của hoạt động chăn nuôi gia súc tạo thành hàng hóa có giá trị xuất khẩu.

Hoạt động chăn nuôi gia súc ở nước ta trải dài trên nhiều địa phương với các gia súc lớn chủ yếu là lợn và trau bò. Ngoài ra còn một số loài vật nuôi khác như dê, ngựa… Chăn nuôi gia súc không chỉ được thực hiện ở các nông hộ mà còn được thực hiện trên quy mô trang trại lớn đầu tư bài bản.

Chính sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc đã tạo điều kiện để đàn vật nuôi tăng trưởng hàng trăm triệu con. Sản phẩm của ngành chăn nuôi đã và đang góp phần quan trong trong cung cấp thực phẩm thiết yếu cho người dân cũng như tạo thành hàng hóa xuất khẩu.

Xem Thêm: Một số biện pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi

Một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc
Chất thải chăn nuôi gia súc có nguy cơ cao gây ảnh hưởng đến môi trường sống

Tuy nhiên quá trình chăn nuôi gia súc cũng tạo ra một lượng chất thải rất lớn. Theo đánh giá của tổ chức nông lương thế giới (FAO) thì chất thải từ chăn nuôi gia súc là nguyên nhan chính gây ra ô nhiễm không khí và hiện tượng ấm lên toàn cầu. Chất thải từ cahwn nuôi chiếm 65% nguồn sinh ra khí NO2 một khí có khả năng hấp thụ nhiệt lượng cao. Theo ước tính của các nhà khoa học khí NO2 hấp thụ nhiệt cao hơn khí CO@ tới 296 lần. Khí NO2 kết hợp với CH4 và một số khí khác là nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu.

Tại Việt Nam với tổng đàn gia súc lớn lên tới hàng trăm triệu con hàng năm thải ra lượng chất thải rắn lên tới hàng chục triệu tấn và hàng chục triệu m3 chất thải dạng lỏng. Chất thải lỏng bao gồm nước tiểu, nước rửa chuồng, nước thải từ sân chơi, bãi chăn thả. Các loại chát thải từ chăn nuôi gia súc đều chứa các hợp chất hữu cơ nên dễ bị phân hủy tạo ra ô nhiễm trong chăn nuôi. Ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến không  khí, nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm …xung quanh khu vực chăn nuôi. Ô nhiễm hữu cơ vào nguồn nước là rất hó xử lý.

Ngoài ra với lượng vật nuôi như trên thì lượng thức ăn chăn nuôi cần phục vụ cũng rất lớn. Các nhà máy sản xuát thức ăn chăn nuôi cũng thải ra hàng chục nghìn m3 khí thải độc hại vào môi trường.

Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc
Xử lý chất thải chăn nuôi gia súc cần thiết để bảo vệ môi trường

Ô nhiễm từ chăn nuôi gia súc còn đến từ hoạt động vận chuyển, chế biến, giết mổ động vật. Nước thải từ các lò mổ, phụ phẩm từ quá trình chế biến thực phẩm… cũng có thể có những tác động xấu tới môi trường và cần phải được thu gom xử lý.

Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi phải có biện pháp phù hợp để xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi gia súc lớn. Ngoài tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành chăn nuôi thì đây cũng là nguồn lợi có thể khai thác để tạo ra giá trị kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi.

Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc lớn hiệu quả:

Để xử lý chất thải chăn nuôi gia súc hiệu quả cần có nhiều biện pháp khác nhau từ quy hoạch cho đến các giải pháp kỹ thuật cụ thể. Hiện nay có rất nhiều giải pháp kỹ thuật có thể biến chất thải chăn nuôi gia súc thành những sản phẩm có giá trị phục vụ cho trồng trọt và phục vụ cho đời sống.

Quy hoạch khu vực chăn nuôi gia súc hợp lý:

Đây là yếu tố quan trọng hàng đàu đẻ đảm bảo hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi một cách chủ động. Cần có những nghiên cứu cụ thẻ để quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái của từng vùng. Mỗi vùng có thể chỉ phù hợp với những loại vật nuôi nhất định để đảm bảo hiệu quả cho quá trình chăn nuôi.

Cần hướng tới quy hoạch các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, xa khu dân cư thay vì mô hình chăn nuôi nông hộ như hiện nay. Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn phải được đầu tư đồng bộ hệ thống thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với quy mô củ trang trại.

Bên cạnh đó là quy hoạch vùng chế biến thức ăn gia súc, vùng giết mổ chế biến sản phẩm từ chăn nuôi hợp lý cho quá trình vận chuyển thức ăn cũng như vận chuyển và tiêu thụ thành phẩm. Cần có báo cáo tác động môi trường để đánh giá lợi ích kinh tế cũng như tác động đối với môi trường.

Biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc bằng phương pháp khí sinh học biogas:

Đây được xem là mô hình phố biến nhất trong xử lý chất thải chăn nuôi gia súc hiện nay. Biện pháp sử dụng hầm khí sinh học biogas được rất nhiều người chăn nuôi gia súc ưa chuộng vì hiệu quả và tính kinh tế của nó.

Nguyên lý của hệ thống này là chất thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc được thu gom và xử lý yếm khí trong hầm kín. Có nhiều loại hầm biogas khác nhau nhưng hiện nay phổ biến có 3 loại chính: biogas bằng vật liệu cát gạch xi măng, hầm biogas bằng composite và hẹ thống biogas sử dụng màng chống thấm HDPE. Quý bạn đọc quan tâm có thể xem thêm về Lắp đặt hệ thống biogas phủ bạt HDPE sử dụng lâu dài.

Hệ thống biogas phủ bạt HDPE xử lý chất thải chăn nuôi gia súc
Hệ thống biogas phủ bạt HDPE xử lý chất thải chăn nuôi gia súc

Trong 3 hệ thống hầm biogas ở trên thì hệ thống biogas truyền thống và bằng vật liệu composite thường phù hợp với trang trại quy mô nhỏ và vừa. chủ yếu các hộ chăn nuôi theo mô hình nông hộ sử dụng loại này. Hệ thống biogas phủ bạt HDPE với nhiều ưu điểm vượt trội được sử dụng chủ yếu cho các trang trại chăn nuôi quy lớn.

Biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống hầm ủ khí sinh học giúp giảm thiểu lượng chất thải sinh ra, ít loại khí độc có tác hại đến môi trường. Cùng với đó sản phẩm khí sinh học sinh ra có thể được thu gom làm chất đốt. Qua đó giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chặt cây lấy gỗ.

Điểm hạn chế của mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm khí sinh học là hiệu suất xử lý không triệt để. Thông thường chất thải chăn nuôi gia súc được xử lý theo phương pháp này chỉ đạt được 70-80%. Chất thải sau khi qua biện pháp này thì vẫn cần xử lý tiếp mới có thể thải ra môi trường ngoài.

Biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc bằng ủ phân:

Đây là biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi mà chúng ta sẽ trộn phần chất thải rắn với phế phụ phẩm trong nông nghiệp để tạo thành các đống ủ lớn. Sau khi trộn các thành phần chất thải chăn nuôi gia súc với phụ phẩm nông nghiệp thì trộn thêm một số loại men vi sinh để đẩy nhanh quá trình phân hủy. Sau đó ủ trong điều kiện yếm khí để phân hủy toàn bộ các chất hữu cơ có trong chất thải gia súc.

Quá trình phân hủy nhiệt độ trong đống ủ cao nên giết chết hầu hết các loại vi khuẩn có hại, mầm bệnh, nấm… vì vậy thành phẩm sau quá trình ủ phân hữu cơ là an toàn với sản xuất trồng trọt. Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho cây trồng. Sản phẩm hoàn toàn phù hợp cho quá trình cải tạo đất trồng.

Biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc bằng chế phẩm sinh học:

Sử dụng men vi sinh trong xử lý chất thải gia súc:

Đây là phương pháp đã được sử dụng từ khá lâu trên thế giới. Ở nước ta thì hiện tại cũng đã có khá nhiều trang trại chăn nuôi áp dụng biện pháp này. Người ta sẽ tộn một số loại men vi sinh vào nước uống và thức ăn của vật nuôi. Các loại men vi sinh làm tăng khả năng tiêu hóa của vật nuôi đồng thời làm giảm mùi của các chất thải hữu cơ mà vật nuôi tiết ra.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại men vi sinh với nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Các laoij men vi sinh trong nước và ngoại nhập trên thị trường đều có cả. Sau đây là bảng một số loại men vi sinh được sử dụng phổ biến:

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học:

Đệm lót sinh học là phương pháp chăn nuôi không dùng nước rửa chuồng. Vạt nuôi sẽ được nuôi trên nền là lớp đệm sinh học với thành phần chính là phế phẩm trong quá trình chế biến nông lân sản: mùn cưa, phoi bào, rơm , vỏ trấu… Lớp đệm sinh học này sẽ được phun các loại chế phẩm sinh học để nó phân hủy chất hữu cơ do vật nuôi thải ra.

Thông thường thì mô hình này được sử dụng cho các trang trại chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên hiện nay các trang trại chăn nuôi lợn và các loại gia súc khác cũng đã áp dụng biện pháp này và thu được các kết quả tích cực.

Biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc bằng ép tách phân:

Đây là công nghệ khá hiện đại và chưa phổ biến tại Việt Nam. Công nghệ ép tác phân có thể giúp thu gom được toàn bộ chất thải rắn có trong hỗn hợp chất thải từ chăn nuôi gia súc. Các chất thải rắn được thu gom sẽ dễ dàng xử lý bằng phương pháp ủ phân hoặc bằng hầm khí sinh học. Nước thải cũng sẽ được xử lý bằng các giải pháp phù hợp để thải ra môi trường tự nhiên. Đây là biện pháp mới và cần có thời gian để áp dụng trong thực tế sản xuất ở nước ta.

Các biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi gia súc:

Biện pháp sục khí oxy:

Phương pháp này thường được áp dụng tại các bể thu gom nước thải, bể lắng… Trong các bể này người ta sử dụng máy sục để tăng lượng oxy tiếp xúc trực tiếp được với chất thải hữu cơ của gia súc. Việc này giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Sau khi lắng lọc chất luộng nước thải đã tốt hơn rất nhiều.

Biện pháp xử lý bằng khí ozon:

Đây cũng là một phương pháp người ta thêm ozon vào trong luồng khí sục vào trong các bể chứa nước thải chăn nuôi. Ozon với khả năng ô xi hóa mạnh giúp quá trình phan hủy chất thải nhanh hơn. Một số nơi còn áp dụng giải pháp dùng nước ozon để phun vào chuồng trại chống mùi hiệu quả.

bên ngoài.

Xử lý bằng Hiđrô perôxit(H202)

Hiđrô perôxit H202 (Ô-xi-già) thường được ứng dụngrộng rãi như: Tẩy rửa vết thươngtrong y tế, làm chất tẩy trắng trong công nghiệp,chất tẩy uế, chất ôxi hóa…Người ta cũng có thể bổ sungHiđrô perôxit H202 (Ô-xi-già) vào trong nước thải để xử lý môi trường. Ô-xi-giàlà một chất ô xi hóa-khử mạnh. Thông thường ô-xi-giàphân hủy một cách tự nhiên theo phản ứng tỏa nhiệt thànhnước vàkhí ôxy như sau: 2 H2O2 → 2 H2O + O2 + Nhiệt lượng. Trong quá trình phân hủy (phản ứng xảy ra mạnh mẽkhicó xúc tác), đầu tiên ô xi nguyên tử được tạo ra và tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi nhanh chóng thành khí ô xi O2.  Ôxi nguyên tử có tính ôxi hóa rất mạnh  vì vậy đã ô xi hóa các chất hữu cơ, diệt khuẩn, khử mùi hiệu quả trong dung dịch chất thải. Bổ sung ô-xi-già vào nước thải xử lý môi trường tuy có tốn kém chút ít nhưng hiệu quả cao. Cần chú ý khi bổ sung ô-xi-già xử lý môi trường là phải tìm hiểu cách bảo quản ô-xi-già, liều lượng, chất xúc tác… và nồng độ đủ thấp để an toàn. Nếu nồng độ cao dễ xảy ra cháy, nổ hoặc ngộ độc nguy hiểm.

Trên đây chúng tôi vừa trình bày các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc phổ biến hiện nay. Những người chăn nuôi gia súc có thể tham khảo và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho trang trại của mình.