Lưới địa kỹ thuật là một trong những loại vật liệu tương đối quen thuộc trong các công trình hiện nay. Vật liệu này được đánh giá là một giải pháp công nghệ tối ưu nhất, được ứng dụng trong các công trình đặc thù như giao thông, thuỷ lợi,… Việc sử dụng lưới địa kỹ thuật là một phương pháp tối ưu thay thế những kết cấu truyền thống. Tuy nhiên, khi nhắc đến sản phẩm này, nhiều người vẫn thắc mắc nó có những đặc điểm gì? Khi thi công lưới địa kỹ thuật trong công trình có những ưu điểm gì và ứng dụng của nó như thế nào? Hãy cùng Phú Sơn tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!

Lưới địa kỹ thuật là gì?

Vật liệu lưới địa kỹ thuật được ra mắt từ những năm 1978 tại Anh. Với nhiều năm tồn tại và phát triển, cho đến nay lưới kỹ thuật được góp mặt tại hàng chục nghìn dự án lớn nhỏ trên toàn thế giới. Điều này chứng tỏ được những ưu thế vượt trội về kinh tế cũng như an toàn đối với môi trường.

luoi-dia-ky-thuat-tensar-300x300

 

Sản phẩm lưới địa kỹ thuật được chế tạo từ nguyên liệu Polyester (PP) hay HDPE, PET. Đây là những chất liệu có sức kéo cao, đồng thời khả năng biến dạng cực thấp. Chính vì vậy, đây chính là lựa chọn lý tưởng để sử dụng trong những công trình có kết cấu nền đất yếu, hay có nhu cầu gia cố nền đất yếu hoặc kéo dài tuổi thọ cho công trình.

Lưới địa kỹ thuật nổi bật với tuổi thọ cao, có khả năng kết tụ đất sỏi và thoát nước rất tốt. Chính vì vậy, chúng được ứng dụng phổ biến trong thi công gia cố nền đường, hỗ trợ độ kéo lên tới 40.000 psi, cao hơn rất nhiều so với sắt thông thường.

Biện pháp thi công lưới địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh hiệu quả

Lưới địa kỹ thuật có những đặc điểm gì?

Vật liệu lưới địa kỹ thuật đặc biệt quan trọng trong ngành xây dựng, đặc biệt là những công trình thi công cầu đường. Loại vật liệu này có những tính năng nổi bật khi ứng dụng trong công trình như:

1. Khả năng chịu lực cao

Do lưới địa kỹ thuật được chế tạo bằng chất liệu nhựa HDPE nên vật liệu này sở hữu độ dẻo nhất định. Khi chịu lực tác động từ bên ngoài, chúng có thể phân tán sang các khu vực xung quanh và giảm thiểu tác động gây nên bề mặt. Trong quá trình thi công, lưới kỹ thuật được sử dụng để lót phía dưới bề mặt, nơi thường xuyên chịu tác động mạnh mẽ từ ngoại lực và môi trường. Từ đó, công trình có thể đảm bảo độ bền, khả năng chịu lực tốt hơn hẳn so với sử dụng chất liệu khác.

luoi-dia-ky-thuat-rg1515pp-300x300

2. Chống oxy hoá và thuỷ phân

Đối với nhựa HDPE, khả năng phản ứng với oxy trong điều kiện thông thường là tương đối khó khăn. Chính vì vậy, lớp lưới địa kỹ thuật có thể chống chịu trong thời gian dài hàng năm trời mà không gây ảnh hưởng, giảm chất lượng. Khi thi công vật liệu này, các chủ thầu không cần quá chú tâm đến chúng. Tuy nhiên, trong những trường hợp có chất xúc tác (nhiệt độ) tới bề mặt có thể gây ra những ảnh hưởng về chất lượng. Nếu nhiệt độ thấp, không vượt quá 70 độ C thì chất lượng công trình vẫn được đảm bảo.

3. Không ảnh chịu ảnh hưởng bởi các chất hoá học mạnh

Đối với lưới địa kỹ thuật, các chất tẩy rửa thông thường tác động đến sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng của vật liệu này. Các chất hoá học có tính axit mạnh, hay độ kiềm cao, vật liệu này hầu như không có những biến đổi đặc biệt. Tuy nhiên, nếu phải tiếp xúc với các chất hoá học mạnh trong thời gian dài cùng với nhiệt độ cao hoặc tăng áp suất có thể ảnh hưởng tới chất lượng lưới.

4. Tính bền vững, dễ dàng thi công

Vật liệu này khi thi công trong công trình có khả năng cài chặt với các vật liệu xung quanh. Chính vì vậy, nó sẽ tạo nên lớp móng vững chắc, có khả năng chống trơn trượt của đất đá. Quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng và tương đối đơn giản. Chỉ cần 2 nhân viên là có thể thực hiện và không cần đến sự can thiệp của máy móc. Vật liệu này được đánh giá có tính đa năng, tương thích với hầu hết các loại đất đá khác nhau. Chính vì thế, lưới địa kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong các công trình đê đập hay tường chắn đất.

Anh-luoi-vai-dia-AR-GN-1-300x300

Lưới địa kỹ thuật Tensar, báo giá và địa chỉ bán lưới địa chất lượng tốt

Ứng dụng của lưới địa kỹ thuật trong công trình

Lưới địa kỹ thuật là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong các công trình. Hiện nay, vật liệu này đang chứng tỏ những ưu thế và tính năng vượt trội về kinh tế và tính thân thiện với môi trường. Một số ứng dụng của lưới địa kỹ thuật trong các công trình hiện nay như:

– Chống trượt mái dốc: Để mái dốc giảm độ trơn trượt, hoạt động ổn định hơn. Khi thi công cần trải lưới kỹ thuật theo từng lớp nằm ngang. Nhằm hạn chế xói mòn bề mặt, mái dốc sẽ được neo bằng lưới kỹ thuật tại mặt ngoài, hoặc liên kết với các bao tải đất, thảm thực vật,… Mái dốc có đạt độ cao lên tới 50m khi ứng dụng phương pháp này trong thi công.

– Liên kết cọc hiệu quả: Sau khi thi công xong cọc móng, lớp lưới địa kỹ thuật sẽ được trải giúp liên kết các cọc hiệu quả. Hình thành những giàn đỡ có thể truyền tải trọng tới các cọc và tiết kiệm chi phí đầu tư số lượng lớn cọc trong công trình.

– Hạn chế sụt lỗ rỗng: sử dụng lưới kỹ thuật giúp tạo lớp lưới đỡ tại khu vực có nhiều hốc trống hoặc các bề mặt đá vôi, bề mặt gập ghềnh, không bằng phẳng,… Vật liệu này có vai trò hạn chế những lỗ rỗng bị sụt lín, đồng thời bảo vệ các lớp lót màng chống thấm hiệu quả.

– Tường chắn trọng lực: trong quá trình thi công, lưới được trải theo hướng nằm ngang. Đồng thời chúng được liên kết với các tấm ốp, giúp chống lại các lực cắt của khối trượt. Các bức tường chắn được xây dựng với độ cao lên tới 17m cùng độ cao 90 độ.

– Tăng ma sát trên mái dốc: lưới địa kỹ thuật giúp hình thành lớp màng có khả năng chống thấm, trơn trượt. Từ đó tăng ma sát của các vật liệu được đắp trên mái dốc.

luoi-dia-ky-thuat-tensar-3

Quy trình thi công lưới địa kỹ thuật 

Để lưới địa kỹ thuật đáp ứng được những yêu cầu công trình cao nhất và phù hợp với thiết kế công trình. Trong quá trình thi công cần đảm bảo thực hiện theo quy trình như sau:

1. Chuẩn bị mặt bằng

Mặt bằng của công trình cần đảm bảo bằng phẳng, không quá sụt lún hoặc chảy xệ. Trong công trình không được có mạch nước ngầm chảy qua. Nếu phát hiện ra bề mặt công trình không đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật, đội ngũ thi công cần ngừng ngay lập tức và báo cáo với bộ phận kỹ thuật xem xét và xử lý.

2. Trải và liên kết lưới địa kỹ thuật

Trong quá trình trải và liên kết lưới địa kỹ thuật, cần đảm bảo những yêu cầu như: thiết bị trải không được ảnh hưởng tới nền, đáp ứng đúng yêu cầu về kích thước và tránh di chuyển nhiều trên bề mặt khi chưa hoàn thiện thi công.

Ngoài ra, khi thực hiện trải các ô lưới địa kỹ thuật, cần đảm bảo khả năng thoát nước của công trình khi thi công. Nếu thời tiết xấu, cần dừng hoạt động lại và đánh dấu cẩn thận những vị trí đã thi công. 

3. Lấp cát, sỏi vào khu vực vừa thi công

Sau khi thực hiện trải lưới địa kỹ thuật, cần tiến hành lấp cát sỏi vào lớp trên lưới địa. Vật liệu này có tác dụng chống xói mòn và tạo thành lớp bảo vệ chắc chắn cho những địa hình sườn dốc.

4. Kiểm tra công trình

Sau khi thi công hoàn thiện, nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra và giám sát theo những yêu cầu. Khi phát hiện những hư hại, cần đánh dấu lại để sửa chữa và hoàn thiện.

5. Nghiệm thu, bàn giao

Cuối cùng, nhân viên giám sát sẽ thực hiện kiểm tra lần cuối cùng, mọi hư hại và không đảm bảo yêu cầu phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn. Sau đó thực hiện bàn giao công trình với nhà thầu.

Trên đây là một số chia sẻ của Phú Sơn về những thông tin về lưới địa kỹ thuật, đặc điểm và ứng dụng trong công trình. Hiện nay, Phú Sơn là đơn vị hàng đầu cung cấp và thi công lưới địa kỹ thuật chất lượng, giá cả cạnh tranh trên thị trường. Với bề dày kinh nghiệm và những sản phẩm chất lượng nhất, Phú Sơn cam kết mang lại cho quý khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Hãy liên hệ hotline 0986 126 825 để được hỗ trợ và tư vấn nhé!