Hiện nay các dự án đường cao tốc đặc biệt tại khu vực phía nam đang có nhu cầu rất lớn về lượng cát san lấp nền.Tuy nhiên chưa bao giờ các dự án đường bộ cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại thiếu hụt cát nghiêm trọng như thời điểm cuối năm 2023. Tìm nguồn cát san lấp để các dự án cao tống tại ĐBSCL hoàn thành đúng tiến độ là nhiệm vụ cấp thiết cần thực hiện.

Hiện nay tại khu vực ĐBSCL đang có các dự án đường cao tốc lớn với nhu cầu cao về nguồn cát san lấp. Trong đó các dự án như Cần Thơ – Cà Mau, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Cao Lãnh – An Hữu, Mỹ An – Cao Lãnh với tổng chiều dài là 355km đang có nhu cầu khoảng gần 54 triệu m3 cát . Nhưng hiện nay nguồn cát san lấp cho các dự án cao tốc này đang thiếu nghiêm trọng. Như ở dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau cần khoảng 18.1 triệu m3 cát san lấp nhưng hiện nay nguồn cung chỉ đáp ứng được khoảng 8% nhu cầu cho dự án (1.47 triệu m3). Nguồn còn thiếu chưa tìm được giải pháp phù hợp.

Để đáp ứng nguồn cát san lấp cho các dự án đường cao tốc tại khu vực ĐBSCL thì cát biển đang được tính đến như một loại vật liệu thay thế cho cát sông. Hiện nay sử dụng cát biển trong san lấp nền đường cao tốc đang được thử nghiệm tại một đoạn đường tỉnh trên địa bàn huyện Hồng Dân (Bạc Liêu). Đây là tuyến đường năm trong dự án cao tốc Bắc – Nam tuyến phía đông giai đoạn 2021-2025.

Thí điểm sử dụng cát biển san lấp nền đường cao tốc:

Những ngày đầu tháng 9/2023 trên tuyến đường DT978 đoạn giao với tuyến cao tốc Hậu Giang – Cà Mau tại km79+820 thuộc huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu), xe chở vật liệu phục vụ công trình xây dựng gần đó qua lại. Tuyến đường này thoạt nhìn cũng giống như các tuyến đường khác đang được trưng dụng để phục vụ thi công dự án cao tốc Hậu Giang – Cà Mau. Tuy nhiên đây lại đang là vị trí được thử nghiệm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp nền thay cho cát sông. Hiện nay tuyến tuyền đang được theo dõi, quan trắc các số liệu liên quan để có cái nhìn toàn diện với giải pháp sử dụng cát biển san lấp nền.

Giảm đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận tải) ông Trần Văn Thi cho biết: thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã phối hợp với Viện KH&CN GTVT thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường và đưa tuyến đường này vào sử dụng từ tháng 5-2023.

Các dự án cao tốc tại khu vực ĐBSCL đang thiếu cát san lấp nghiêm trọng
Các dự án cao tốc tại khu vực ĐBSCL đang thiếu cát san lấp nghiêm trọng

Ông thi cho biết hiện tại việc thí điểm sử dụng cát biển san lấp nền đường được thực hiện trên chiều dài 300m tại tuyến đường hoàn trả DT978 giao cát với tuyến cao tốc tại lý trình  km79+820 – dự án thành phần Hậu Giang – Cà Mau. Trong đó, 60m đoạn hạ âm và 240m đoạn thử nghiệm với ba mái dốc ta luy nền đường khác nhau.

Tuy nhiên việc thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp nền đường khiến người dân xung quanh khu vực lo lắng về những tác động tới cây trồng, vật nuôi và môi trường. Tuy nhiên theo ông Thi sau nhiều tháng thí điểm vẫn chưa ghi nhận số liệu bất thường tại khu vực quan trắc. Cụ thể, kết quả quan trắc môi trường (đo các thông số của nước mặt, nước ngầm, đất) đến ngày 31-10-2023 tại các vị trí quan trắc cho thấy chưa có bằng chứng biểu hiện rõ ràng về việc sử dụng cát biển làm tăng độ mặn cũng như sự lan truyền của độ mặn trong nước mặt, nước ngầm và đất quanh khu vực thi công.

Ông Trần Việt Hưng – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cũng đã xác nhận tuyến đường thí điểm san lấp bằng cát biển dài 300m đi qua ba hộ nuôi tôm của địa phương. Tuy nhiên tính đến thời điểm này hoạt động nuôi thả tôm của người dân vẫn diễn ra bình thường.

Xem Thêm: Xử lý nền đất yếu đường cao tốc bằng vải địa kỹ thuật

Giải pháp sử dụng cát biển san lấp nền đường cao tốc được thực hiện ra sao?

Theo đại diện Ban quản lý dự án Mỹ Thuận để khảo sát nguồn cát biển phục vụ san lấp các dự án cao tốc, đơn vị đã tiến hành so sánh các mẫu được lấy từ các mỏ trên địa bàn Trà Vình và Sóc Trăng. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu cơ lý của mẫu cát biển cơ bản đáp ứng yêu cầu về vật liệu đắp nền đường theo quy định và có các chỉ tiêu cơ lý tương tự nhau, một số sai số khác nhau nhưng nhỏ (hàm lượng lọt sàng, bụi bùn sét, hàm lượng muối hòa tan…) là do lấy mẫu theo hai phương pháp là xói hút (Trà Vinh) và đào xúc bỏ bao (Sóc Trăng).

ông Trần Văn Thi – Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết thêm: “Tuy nhiên, để đảm bảo được tiến độ thi công thí điểm, chỉ có thể lấy tại mỏ cát biển của tỉnh Trà Vinh để cung cấp ngay cho thi công thí điểm, mỏ này đã được cấp phép cho doanh nghiệp khai thác”

Thử nghiệm sử dụng cát biển san lấp đường cao tốc
Thử nghiệm sử dụng cát biển san lấp đường cao tốc

Khi thực hiện thí điểm san lấp nền đường cao tốc bằng cát biển đã được lấy tại một mỏ được cấp phép trên địa bàn xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà vinh). Nguồn cát được khai thác bằng tàu xối hút sau đó được vận chuyển bằng đường biển đến cửa sông Hậu và bơm sang tàu vận chuyển. Tàu vận chuyển trên sông sẽ mang cát biển tới đoạn sông gần khu vực thi cong tại xã vĩnh Lộc huyện Hồng Dân (Bạc Liêu). Cát biển sẽ được bơm lên bãi tập kết và đưa vào công trình với tổng quảng đường di chuyển là 170km.

Theo ông Thi quá trình vận chuyển qua nhiều lần chuyển giao phương tiện nên độ mặn trong cát biển đã giảm khá nhiều. Số liệu phân tích cụ thể cho thấy, về mặt cơ lý của đoạn đường được đắp bằng cát biển thì không khác gì cát sông. Còn về độ mặn và hàm lượng clorua trong nước mặt, đến thời điểm hiện nay, chưa có bằng chứng cho thấy việc thi công đắp cát biển làm thay đổi hàm lượng nêu trên”, ông Thi nói.

Xem Thêm: Báo giá vải địa kỹ thuật dệt và không dệt

Cát biển, lối ra cho vấn đề vật liệu san lấp các dự án giao thông:

Mặc dù hiện nay các dự án cao tốc lớn tại khu vực ĐBSCL đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cát san lấp. Điều này có thể khiến một số tuyến cao tốc không kịp hoàn thành dúng tiến độ song vấn đề sử dụng cát biển làm vật liệu thay thế vẫn cần phải có thời gian thử nghiệm, quan sát và đánh giá cụ thể.

Ông Trần Văn Thi cho biết hiện nay các đơn vị có liên quan vẫn tiếp tục thực hiện công tác quan trắc định kỳ hằng tháng tại đoạn đường thí nghiệm. Theo đó, tập trung quan trắc độ lún, chuyển vị ngang để đánh giá độ ổn định của nền đắp cát theo thời gian và so sánh giữa đoạn có đắp cát biển và cát sông.

Bên cạnh đó, các đơn vị cũng quan trắc các chỉ số môi trường của nước mặt, nước ngầm (độ mặn, hàm lượng clorua, độ pH) và các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất (đồng, chì, kẽm, crom, cadimi, asen) để theo dõi có hay không ảnh hưởng của cát biển theo thời gian.

Mới đây Bộ trưởng bộ GTVT ông Nguyễn Văn Thắng đã có cuộc làm việc với Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và các đơn vị liên quan về các nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá khai thác thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng.. Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh đây là một nhiệm vụ cấp bác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâmvà quyết liệt chỉ đạo. Bộ GTVT được giao là đầu mối  chủ trì phối hợp với các bộ ngành khác để thực hiện. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá của hội đồng, giao Vụ Khoa học – Công nghệ và Môi trường tham mưu Bộ GTVT báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu việc sử dụng cát biển làm vật liệu cho hạ tầng giao thông và xây dựng.

Nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp thay thế
Nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp thay thế

Tình trạng thiếu cát san lấp nền đang diễn ra tại tất cả các dự án đường bộ cao tốc trong khu vực ĐBSCL. Nguồn cát sông khan hiếm không đủ cung cấp số lượng lớn cho các dự án cao tốc đang thực hiện. Việc thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cát san lấp nền đang làm các dự án cao tốc chậm tiến độ đi khoảng ba tháng.

Để  chuẩn bị cho việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp nền cho các dự án cao tốc các đơn vị liên quan đã và đang lên phương án cụ thể. Chuẩn bị quy trình trong khai thác, vận chuyển và thi công để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực hiện tại công trình. Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đề nghị với các thành viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường có báo cáo tổng hợp chung đến thời điểm hiện nay về căn cứ pháp lý, hướng dẫn thủ tục điều tra khảo sát, thăm do, khai thác , đánh giá trữ lượng, báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các khu vực dự kiến sẽ khai thác cát biển phục vụ cho dự án.

Với những lo ngại việc sử dụng cát biển san lấp đường cao tốc sẽ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của khu vực xung quanh dự án ông Thắng đã lđề nghị với các thành viên thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônxây dựng báo cáo về các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nông nghiệp, ngư nghiệp có quy định độ mặn trong nước tưới tiêu, nước mặt, đất trồng để làm cơ sở đánh giá mức độ tác động của độ mặn khi sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường hoặc san nền.

Để các dự đường bộ cao tốc kịp tiến độ đưa vào sử dụng thì giải quyết vấn đề thiếu cát đắp nền là hết sức cần thiết. Do nguồn cát san lấp đường cao tốc tại ĐBSCL đang thiếu hụt nghiêm trọng nên cần tìm các cách làm mới để giải quyết nhanh chóng tình trạng này. Cùng với đó cần phải nghiên cứu, quan trắc và có báo cáo chi tiết về thử nghiệm sử dụng cát biển làm vật liệu thay thế được hiệu quả, không có tác động xấu đến môi trường.

Tags: