Vải địa kỹ thuật là chất liệu tương đối quen thuộc trong thi công đường bộ và các công trình thuỷ lợi. Đây là sản phẩm có vai trò quan trọng giúp làm tăng độ bền cho công trình và nâng cao khả năng thoát nước. Mặc dù được ứng dụng phổ biến, tuy nhiên khi nhắc đến sản phẩm này, nhiều người không khỏi lạ lẫm và không hiểu rõ những thông tin về loại vải, ứng dụng và thi công trong công trình như thế nào. Bài viết dưới đây, Phú Sơn sẽ gửi tới một số thông tin về sản phẩm này giúp bạn có góc nhìn tổng quan hơn nhé!

Vải địa kỹ thuật là gì?

Vải địa kỹ thuật (có tên gọi tiếng Anh là Geotextile Fabric). Hiện nay, các công trình cầu đường, nền móng hay kênh mương đều sử dụng loại vải này. Đây là sản phẩm được chế tạo bởi các thành phần sợi PP (Polypropylene) hoặc sợi PE. Chính vì vậy, khi sử dụng trong công trình sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ và thoát nước hiệu quả hơn.

vai-dia-ky-thuat-det-va-vai-dia-ky-thuat-khong-det

Loại vải đặc biệt này là thành phần đặc biệt quan trọng giúp nền móng công trình chắc chắn hơn. Ngoài ra, quá trình thi công được diễn ra dễ dàng và không mất quá nhiều công sức. Tuy nhiên, trước khi thi công công trình, cần nghiên cứu kỹ lưỡng về loại đất và dòng chảy của nước. Tránh ảnh hưởng đến chất lượng của công trình khi thi công. Đối với những vị trí thường xuyên chịu tác động mạnh mẽ của ngoại lực. Việc củng cố vững chắc giúp giảm thiểu khả năng xảy ra sạt lở hoặc xảy ra những rủi ro đáng tiếc.

Để công trình bền vững, an toàn và chắc chắn thì đòi hỏi vải địa kỹ thuật được sử dụng phải đạt tiêu chuẩn. Trong quá trình nghiệm thu, vải cần được bảo quản trong điều kiện thích hợp, tránh điều kiện ẩm mốc hay tiếp xúc với lượng bức xạ cao từ mặt trời. Quy trình thi công cần thực hiện đầy đủ theo các bước như: dọn sạch sẽ khu vực thi công, sau đó trải vải và cuối cùng lấp đất lên trên tấm vải.

Có những loại vải địa kỹ thuật nào?

Vải địa kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong các công trình thuỷ lợi, công trình giao thông hoặc những dự án nông nghiệp có quy mô lớn. Đối với những vị trí khác nhau sẽ có biện pháp lựa chọn vải và thi công khác nhau. Dưới đây là một số thông tin về 2 loại vải địa kỹ thuật được cung cấp tại Công ty Phú Sơn, mời bạn đọc tham khảo:

1.  Vải địa kỹ thuật dệt

Đây là loại vải được góp mặt tương đối sớm với các công trình tại Việt Nam. Vải địa kỹ thuật dệt có kết cấu tương đối đơn giản với các sợi vải xếp vuông góc với nhau. Được chế tạo theo phương pháp dệt, cho đến nay loại vải này được ứng dụng rộng rãi với các dự án đường cao tốc, hay các khu vực có độ lún cao. Vải được sản xuất với công nghệ gia cường, giúp tăng độ chịu kéo giúp nền hoạt động ổn định. Đặc biệt mang lại hiệu quả cao trong khắc phục những nền đất yếu. Dưới đây là thông số chi tiết của vải địa kỹ thuật dệt:

vai-dia-ky-thuat-det-va-vai-dia-ky-thuat-khong-det

2. Vải địa kỹ thuật không dệt

Sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt cũng được sử dụng trong các công trình giao thông, thuỷ lợi. Vậy đặc điểm khác biệt so với vải địa kỹ thuật dệt là gì? Với chất liệu 100% là sợi PP trơ và có độ chịu kéo từ ART 7 đến ART28. Tuy nhiên, đối với những người không có nhiều kinh nghiệm trong nhận biết và lựa chọn vải sẽ rất dễ nhầm lẫn. Để biết chính xác các loại vải, cần sử dụng máy kéo tại phòng thí nghiệm để nghiên cứu dựa trên độ kéo giãn giả vải.

vai-dia-ky-thuat-det-va-vai-dia-ky-thuat-khong-det

Ứng dụng của vải địa kỹ thuật trong công trình

Như đã chia sẻ, vải địa kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong các công trình cầu đường và công trình thuỷ lợi. Tuy nhiên, đối với từng công trình đặc thù, cần lựa chọn vải sao cho phù hợp. Dưới đây là những ứng dụng của từng loại vải địa kỹ thuật bạn có thể tham khảo.

Vải địa kỹ thuật dệt

– Ứng dụng trong xử lý nền đất yếu: nhằm tăng khả năng chịu tải, trống trơn trượt khi có tác động của ngoại lực. Các công trình thường sử dụng vải địa kỹ thuật dệt tăng cường giúp chống lún, thụt sâu trong thời gian dài.

– Chống sạt lở trên nền đất dốc: Với độ co giãn thấp, vải địa kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trên các nền đất dốc. Khi đó, công trình có thể tăng khả năng chịu tải, chống sạt lở trong điều kiện mái dốc, chống xói mòn bề mặt hiệu quả.

– Làm lưới đỡ tại vị trí hốc trống: giúp hạn chế sụt lở, đồng thời bảo vệ hiệu quả lớp lót ổn định hơn.

– Liên kết cọc: vải địa kỹ thuật khi thi công tạo thành giàn đỡ chắc chắn. Đây là phương pháp tối ưu trong việc liên kết các cọc lại với nhau. Đồng thời giảm thiểu số lượng cọc và tiết kiệm chi phí đầu tư.

Vải địa kỹ thuật không dệt

– Khôi phục nền đất yếu: chất liệu vải không dệt được ưu tiên sử dụng với khu vực ao đầm, bùn lầy do độ co giãn tương đối thấp. Tuy nhiên độ chịu lực cao đảm bảo độ bền và phục hồi nền đất yếu.

– Tạo lớp nền đường ổn định: đây là một biện pháp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao nhờ lớp vải phân cách. Từ đó duy trì chiều dày đất và nâng cao khả năng chịu tải của đường.

– Chống xói mòn hiệu quả: vải địa kỹ thuật không dệt giúp giải quyết những vấn đề như xói mòn, giảm áp lực của nước từ các vị trí mái dốc hay trong bờ.

Quy trình thi công vải địa kỹ thuật đơn giản, hiệu quả nhất

Để vải địa kỹ thuật mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất, cần thi công đúng quy trình và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Dưới đây là quy trình thi công tương đối đơn giản mà hiệu quả và được áp dụng phổ biến.

Bước 1: Làm sạch bề mặt

Trước tiên, hãy đảm bảo bề mặt công trình được sạch sẽ, quang đãng. Cần loại bỏ những rác thải, gốc cây hay những vật liệu khác. Vải địa kỹ thuật cần đảm bảo chất lượng, không có lỗ thủng hoặc bị rách bởi những vật nhọn tác động. Để tránh ảnh hưởng tới chất lượng vải địa khi thi công, cần lưu ý những điều như sau:

– Đảm bảo loại bỏ những vật cứng, sắc nhọn có khả năng làm rách vải địa ra khỏi bề mặt

– Sử dụng các thiết bị, máy móc có trọng tải phù hợp, tránh gây áp lực mạnh tới bề mặt làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

Bước 2: Trải vải

vai-dia-ky-thuat-det-va-vai-dia-ky-thuat-khong-det

Sau khi chuẩn bị bề mặt theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, cần tiến hành trải vải theo quy trình sau:

– Các lớp vải phải bao phù toàn bộ nền

– Đối với mục đích ngăn cách cho công trình, cần trải vải theo chiều của hướng di chuyển thiết bị.

– Các nếp nhăn trong quá trình kéo vải phải được làm phẳng ngay lập tức, tránh gây khó khăn trong quá trình thi công và trải đất lên mặt vải.

Tuy nhiên, để tránh các khoảng phủ không liên kết với nhau khi sử dụng vải không khâu. Nên tránh trải vải dài quá 8m trước khi đổ.

Báo giá vải địa kỹ thuật cập nhật mới nhất 2021

Trên đây là một số thông tin về Quy trình thi công vải địa kỹ thuật hiệu quả, nhanh chóng. Hiện nay, Công ty Phú Sơn là đơn vị hàng đầu cung cấp các loại vải địa kỹ thuật trên toàn quốc với giá thành cạnh tranh nhất. Các sản phẩm tại Phú Sơn luôn đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của công trình. Chúng tôi luôn đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp luôn lắng nghe và hỗ trợ tận tình tới quý khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiệu và sử dụng sản phẩm của chúng tôi, hãy liên hệ hotline: 0986 126 825 để được hỗ trợ tư vấn nhé!